Trang chủ >> Tin tức - Sự kiện
Lộ trình 4 mục tiêu đẩy mạnh tiết kiệm điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam
Cập nhật lúc : 13:14 | 25/07/2023
Trong 5 năm tới, nhu cầu điện năng dự báo vẫn tăng trưởng ở mức khoảng 8,5%/năm. Do đó, việc đảm bảo cung cấp điện trong giai đoạn này sẽ gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhất là trong trường hợp xảy ra các hiện tượng thời tiết cực đoan.
Nhu cầu điện 5 năm tới vẫn tăng 8,5%/năm
Tại Hội nghị Tiết kiệm năng lượng toàn quốc năm 2023 do Bộ Công thương tổ chức sáng ngày 20/7, ông Phương Hoàng Kim, Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững cho biết, nhu cầu năng lượng của Việt Nam đã không ngừng tăng trưởng với tốc độ cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Trong đó, nhu cầu năng lượng sơ cấp trong giai đoạn 2010 - 2019 tăng trưởng khoảng 6%/năm, tốc độ tăng trưởng sản lượng điện thương phẩm bình quân là 9,71%/năm trong giai đoạn 2010 - 2021. Với nỗ lực của các cấp, các ngành, Việt Nam vẫn đảm bảo cung cấp đủ năng lượng và điện năng cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh và phục vụ đời sống nhân dân, đóng góp cho tăng trưởng kinh tế và đảm bảo ổn định về xã hội, chính trị, an ninh, quốc phòng.
Phó Tổng giám đốc EVN Võ Quang Lâm (ngoài cùng bên phải) cùng đại diện các Bộ, ngành liên quan thảo luận về các kinh nghiệm, giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
Với nỗ lực của các cấp, các ngành, về cơ bản Việt Nam vẫn luôn đảm bảo cung cấp đủ năng lượng và điện năng cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh và phục vụ đời sống nhân dân, đóng góp cho tăng trưởng kinh tế và đảm bảo ổn định về xã hội, chính trị, an ninh, quốc phòng.
Trong 5 năm tới, nhu cầu điện năng dự báo vẫn tăng trưởng ở mức khoảng 8,5%/năm. Theo kết quả đánh giá của Bộ Công thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) về kế hoạch cung cấp điện giai đoạn 2020 - 2025, việc đảm bảo cung cấp điện trong giai đoạn này sẽ gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhất là trong trường hợp xảy ra các hiện tượng thời tiết cực đoan, điển hình như việc thiếu điện tại miền Bắc trong tháng 6 vừa qua.
Trong 5 năm tới, nhu cầu điện năng dự báo vẫn tăng trưởng ở mức khoảng 8,5%/năm. Theo kết quả đánh giá của Bộ Công thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) về kế hoạch cung cấp điện giai đoạn 2020 - 2025, việc đảm bảo cung cấp điện trong giai đoạn này sẽ gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhất là trong trường hợp xảy ra các hiện tượng thời tiết cực đoan, điển hình như việc thiếu điện tại miền Bắc trong tháng 6 vừa qua.
Ngay từ nửa đầu năm, cả nước đã phải trải qua nhiều đợt nắng nóng cao điểm khiến nhu cầu sử dụng điện của các hộ sinh hoạt, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đều tăng cao. Do đó, cùng với việc khai thác các nguồn năng lượng sơ cấp để đáp ứng nhu cầu về năng lượng của nền kinh tế và toàn xã hội, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Ông Phương Hoàng Kim nhấn mạnh, sử dụng năng lượng tiết kiệm là một giải pháp thiết thực giúp cải thiện hiệu quả nền kinh tế, đồng thời giúp bảo tồn nguồn năng lượng quốc gia, bảo vệ môi trường và giảm phát thải khí nhà kính, đóng góp giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu.
Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả còn là giải pháp quan trọng góp phần thực hiện cam kết của Việt Nam tại Thỏa thuận Paris về ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu, cũng như tại Hội nghị thượng đỉnh về Biến đổi khí hậu COP 26 (khẳng định lại tại COP 27) về thực hiện lộ trình giảm phát thải khí nhà kính về 0 vào năm 2050.
Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả còn là giải pháp quan trọng góp phần thực hiện cam kết của Việt Nam tại Thỏa thuận Paris về ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu, cũng như tại Hội nghị thượng đỉnh về Biến đổi khí hậu COP 26 (khẳng định lại tại COP 27) về thực hiện lộ trình giảm phát thải khí nhà kính về 0 vào năm 2050.
Ông Nguyễn Công Thịnh, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và môi trường, Bộ Xây dựng thông tin, những năm qua tốc độ tăng trưởng của ngành xây dựng trung bình đạt khoảng 9%/năm và tỷ lệ đô thị hóa trung bình mỗi năm tăng trên 1%, đến cuối năm 2022, tỷ lệ đô thị hóa của cả nước đạt 41,7%.
Tiêu thụ điện năng trong ngành xây dựng bao gồm khu vực công nghiệp và dân dụng chiếm từ 39 - 40% tổng tiêu thụ năng lượng quốc gia. Do đó, việc triển khai Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, phát triển công trình xanh của Bộ Xây dựng là rất cần thiết.
4 mục tiêu tiết kiệm điện giai đoạn 2023 - 2025 của EVN
Chỉ thị 20/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ nêu rõ: Trong giai đoạn 2023 - 2025 và các năm tiếp theo, cả nước phải phấn đấu hằng năm tiết kiệm tối thiểu 2,0% tổng điện năng tiêu thụ; giảm tổn thất điện năng trên toàn hệ thống điện (dưới 6% vào năm 2025); giảm bớt công suất phụ tải đỉnh của hệ thống điện quốc gia thông qua thực hiện các chương trình quản lý nhu cầu điện (DSM) và điều chỉnh phụ tải điện (DR), ít nhất 1.500 MW vào năm 2025. Phấn đấu đến năm 2030 có 50% các tòa nhà công sở và 50% nhà dân sử dụng điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu. Đến hết năm 2025, phấn đấu 100% chiếu sáng đường phố sử dụng đèn LED…
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: “Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm thực hiện vận hành tối ưu các nhà máy điện và lưới điện truyền tải, phân phối, nhằm sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng sơ cấp và giảm tổn thất điện năng của hệ thống. Bên cạnh đó, huy động một cách hợp lý công suất và điện năng các nhà máy thủy điện, các nguồn điện mua của các nhà máy điện độc lập, các nhà máy năng lượng tái tạo và các nguồn điện dự phòng của khách hàng; thực hiện các giải pháp quản lý kỹ thuật, đầu tư, cải tạo và nâng cấp lưới điện, tăng cường công tác quản lý kỹ thuật, hạn chế sự cố, đảm bảo lưới điện vận hành an toàn, ổn định, tin cậy, giảm tổn thất điện năng”.
Tại Hội nghị Tiết kiệm năng lượng toàn quốc năm 2023 do Bộ Công thương tổ chức sáng ngày 20/7, ông Trần Viết Nguyên, Phó Trưởng ban Kinh doanh EVN đưa ra lộ trình mục tiêu tiết kiệm điện giai đoạn 2023 2025 của Tập đoàn.
Ông Trần Viết Nguyên, Phó Trưởng ban Kinh doanh EVN trình bày Kế hoạch triển khai Chỉ thị 20/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2023 - 2025 của Tập đoàn.
Một là trong giai đoạn 2023 - 2025 và các năm tiếp theo, cả nước phải phấn đấu hàng năm tiết kiệm điện tối thiểu 2% tổng điện năng tiêu thụ.
Hai là giảm tổn thất điện năng trên toàn hệ thống điện xuống dưới 6% giai đoạn đến năm 2025.
Ba là giảm công suất phụ tải đỉnh của hệ thống điện quốc gia thông qua thực hiện các chương trình quản lý nhu cầu điện (DSM) và điều chỉnh phụ tải điện (DR), ít nhất 1.500 MW vào năm 2025.
Bốn là phấn đấu đến năm 2030 có 50% các tòa nhà công sở và 50% nhà dân sử dụng điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu.
Sự vào cuộc của các công ty điện lực và địa phương
Quán triệt đầy đủ tinh thần Chị thị 20/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, cùng với việc triển khai nhiều giải pháp cấp bách về tiết kiệm điện, EVN đã cùng với các đơn vị trực thuộc đã làm việc, phối hợp với các địa phương đẩy mạnh công tác sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả. Đến tháng 6/2023, hầu hết các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã ban hành các văn bản chỉ đạo đảm bảo cung ứng điện, tiết kiệm điện trên địa bàn. Các tổng công ty điện lực đã chỉ đạo các công ty điện lực, tỉnh, thành phố huy động tối đa nhân lực thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến và kiểm tra việc thực hiện. Vào ban đêm, có các nhóm công tác đi kiểm tra và vận động khách hàng thực hiện việc giảm công suất hoặc tắt các hệ thống chiếu sáng quảng cáo, trang trí.
Tại Thủ đô Hà Nội - Trung tâm chính trị, văn hoá của cả nước, để bảo đảm nhu cầu điện cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng, UBND Thành phố Hà Nội đã tổ chức buổi làm việc về tình hình cung ứng điện và các giải pháp tiết kiệm điện trước mắt cũng như lâu dài.
Theo đó, Tổng công ty Điện lực TP. Hà Nội (EVNHANOI) tham mưu cho UNND Thành phố ban hành ngay Văn bản số 1487 ngày 19/5/2023 yêu cầu các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, nhân dân triển khai đẩy mạnh các giải pháp tiết kiệm điện nhằm góp phần đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định trong giai đoạn cao điểm hè năm 2023.
Nhờ vậy vào trung tuần tháng 5/2023 chỉ 1 tuần sau khi phát động, EVNHANOI đã tiết kiệm được gần 5 triệu kWh. Hiện nay, toàn bộ hệ thống chiếu sáng công cộng trên địa bàn đã triển khai việc điều chỉnh thời gian mở đèn trễ và tắt đèn sớm 30 phút. Phần lớn hệ thống chiếu sáng quảng cáo, trang trí đã được giảm 50% công suất hoặc tắt sau 22h.
Công tác tuyên truyền sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả của EVNHANOI.
Cùng với Thủ đô Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh là một trong những địa phương đầu tiên triển khai chỉ đạo tiết kiệm điện của Thủ tướng Chính phủ và của EVN, mang lại hiệu quả thiết thực.
Chia sẻ kết quả bước đầu trong việc triển khai thực hiện việc đẩy mạnh tiết kiệm điện và đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định trên địa bàn trong mùa khô và năm 2023, lãnh đạo Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh cho biết: Điện lực thành phố đã và đang huy động tối đa nhân lực thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến và kiểm tra việc thực hiện. Vào ban đêm, có các nhóm công tác đi kiểm tra và vận động khách hàng thực hiện việc giảm công suất hoặc tắt các hệ thống chiếu sáng quảng cáo, trang trí theo yêu cầu quy định. Nhờ vậy, chỉ tính trong nửa cuối tháng 5/2023, thành phố đã tiết kiệm được trên 10,23 triệu kWh, trung bình mỗi ngày TP Hồ Chí Minh tiết kiệm được gần 1,14 triệu kWh (tương đương khoảng 2,4 tỉ đồng/ngày). Điều đó cho thấy hầu hết khách hàng sử dụng điện trên địa bàn đã đồng thuận thực hiện các giải pháp cấp bách nhằm tăng cường tiết kiệm điện.
Tại Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) - đơn vị quản lý vận hành điều tiết điện tại 21 tỉnh, thành phố phía Nam, đến thời điểm này các công ty điện lực đã tham mưu cho địa phương ban hành văn bản chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện tiết kiệm điện, đẩy mạnh thông tin về chủ trương, chính sách của Chính phủ, UBND tỉnh, thành phố và của ngành Điện trong việc thực hiện tiết kiệm điện, hiệu quả.
Theo đó, công ty điện lực các tỉnh, thành phố đã phối hợp với các ban, ngành liên quan xây dựng phương án điều hành cung cấp điện và triển khai ngay các giải pháp cấp bách nhằm điều hành cung ứng điện tiết kiệm, an toàn, ổn định, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các quy định về tiết kiệm điện và sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả, báo cáo về UBND tỉnh, thành phố và Tổng công ty chỉ đạo, xử lý.
Tại miền Trung - Tây Nguyên, cùng với việc tham ưu cho UBND các tỉnh, thành phố ban hành văn bản chỉ đạo đẩy mạnh, tăng cường tiết kiệm điện trong mùa nắng nóng và cả năm 2023, Tổng công ty Điện lực miền Trung đã triển khai nhiều phương án cụ thể vừa đảm bảo tiết kiệm điện, vừa đảm bảo cung ứng điện kịp thời. Công ty điện lực các tỉnh, thành phố tích cực phối hợp với các cơ quan liên quan như Sở Công thương, Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan báo đài địa phương đẩy mạnh công tác truyền thông về tình hình cung ứng điện, những khó khăn trong năm 2023, tạo sự đồng thuận trong nhân dân về tăng cường thực hành tiết kiệm điện.
Với phương châm “Tinh thần tiết kiệm triệt để, giải pháp tiết kiệm linh hoạt”, Tổng công ty Điện lực miền Bắc thường xuyên bám sát chỉ đạo của ngành triển khai kịp thời, có hiệu quả các chương trình, hoạt động tiết kiệm điện, tiết kiệm năng lượng. Đặc biệt với các tỉnh, thành phố như Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Giang và một số địa phương khác có nhu cầu tiêu thụ sản lượng điện lớn cho sản xuất công nghiệp - xây dựng, Tổng công ty Điện lực miền Bắc chỉ đạo các công ty điện lực trực thuộc phối hợp với chính quyền địa phương xây dựng cơ chế linh hoạt, đảm bảo tiết kiệm trên 2% tổng sản lượng điện tiêu thụ. Đối với các doanh nghiệp sản xuất, dựa trên dây chuyền và kế hoạch sản xuất, thực hiện tiết giảm các trang thiết bị không cần thiết.
Xác định tiết kiệm điện là công việc thường xuyên, cùng với việc đề ra các giải pháp thích hợp, xây dựng các phương án cụ thể trong công tác sử dụng điện tiết kiệm tại các địa phương, doanh nghiệp, người tiêu dùng, EVN đã và đang phối hợp tích cực với các cơ quan báo, đài đẩy mạnh công tác truyền thông về sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả, góp phần lan toả tinh thần Chỉ thị 20/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ trong toàn xã hội. Trong đó: “Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm xây dựng, ban hành và triển khai Kế hoạch tiết kiệm điện tại địa phương; tổ chức tuyên truyền về tiết kiệm điện đến mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn thông qua các hình thức khác nhau như: In pa nô, áp phích, tuyên truyền trên cổng dịch vụ công trực truyến của các tỉnh, thành phố, trên các ứng dụng công dân số của các tỉnh, thành phố, hệ thống phát thanh, truyền hình, hệ thống báo điện tử, báo giấy, tổ chức các cuộc thi về tiết kiệm điện”.
Ban Biên tập
Ý kiến phản hồi
Bình luận