[In trang]
EVN tạo bước đột phá chuyển đổi số trong khâu sản xuất điện
Thứ ba, 30/03/2021 - 08:54
Sản xuất điện là một trong những khâu quan trọng trong chuyển đổi số củaTập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Theo đó, EVN đặt mục tiêu đến năm 2025 các Tổng công ty phát điện hoàn thành cơ sở dữ liệu của hệ thống phần mềm Quản lý kỹ thuật (PMIS), số hóa, tự động hóa tại các nhà máy điện và ứng dụng công nghệ mới để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và năng suất lao động.
Sản xuất điện là một trong những khâu quan trọng trong chuyển đổi số củaTập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Theo đó, EVN đặt mục tiêu đến năm 2025 các Tổng công ty phát điện hoàn thành cơ sở dữ liệu của hệ thống phần mềm Quản lý kỹ thuật (PMIS), số hóa, tự động hóa tại các nhà máy điện và ứng dụng công nghệ mới để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và năng suất lao động.
Theo kế hoạch tổng thể chuyển đổi số của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), đến hết năm 2022,Tập đoàn giao các Tổng công ty phát điện trực thuộc hoàn thiện cơ sở dữ liệu của hệ thống phần mềm Quản lý kỹ thuật (PMIS).
Cụ thể, phấn đấu tới năm 2022, có 80% thiết bị được số hóa, được cập nhật đầy đủ về số lượng và thông tin theo quy định vào hệ thống phần mềm PMIS và đến hết năm 2025, mục tiêu này phải đạt 100% thiết bị.
Để hoàn thành mục tiêu này, trong thời gian qua, EVN đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc triển khai và sử dụng hệ thống phần mềm PMIS với các chức năng chính như: quản lý dữ liệu về lý lịch, tình trạng thiết bị, quá trình vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa, thí nghiệm định kỳ; giúp cho đơn vị quản lý tổng quan về hệ thống lưới điện, nhà máy điện.
EVN tập trung số hóa, tự động hóa khâu sản xuất điện. Ảnh: VGP
Thực hiện chuyển đổi số trong công tác bảo dưỡng sửa chữa tại các nhà máy điện, EVN đã chỉ đạo các đơn vị thực hiện chính sách sửa chữa RCM (thực hiện phân tích đánh giá công tác sửa chữa, bảo dưỡng tập trung vào độ tin cậy cho các nhà máy nhiệt điện than) và CBM (ứng dụng công nghệ sửa chữa bảo dưỡng lưới điện phân phối theo điều kiện thiết bị). Đồng thời dựa trên các ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) để hỗ trợ công tác phân tích, đánh giá, hỗ trợ ra quyết định, xây dựng phầm mềm tích hợp trên PMIS để khai thác modul thiết bị.
EVN cũng đặt mục tiêu đến hết năm 2022 sẽ có 100% nhà máy thủy điện ứng dụng CNTT trong sửa chữa theo phương pháp RCM. Tới hết năm 2025, sẽ tin học hóa sửa chữa theo phương pháp CBM/RCM tại các nhà máy điện còn lại.
Trên lộ trình chuyển đổi số trong lĩnh vực sản xuất điện, EVN cũng đặt ra một số mục tiêu cụ thể như xây dựng cho CBCNV trong lĩnh vực kỹ thuật  một dashboard để khai thác dữ liệu thuận lợi nhất; nâng cấp hệ thống ứng dụng PMIS; triển khai các trung tâm giám sát bảo dưỡng online và triển khai quản lý nhiên liệu tối ưu tại tất cả các nhà máy nhiệt điện.
Theo: Chinhphu.vn