[In trang]
Ước tính lộ trình phát triển nguồn điện NLTT để có thể cắt giảm 8% khí nhà kính vào năm 2030
Thứ tư, 19/06/2019 - 13:38
Một trong các giải pháp quan trọng nhất để thực hiện cam kết của Chính phủ Việt Nam về cắt giảm phát thải khí nhà kính, chống biến đổi khí hậu, là phát triển ứng dụng các nguồn và công nghệ năng lượng tái tạo. Bài viết này đã ước tính công suất và lộ trình phát triển các nguồn điện NLTT để đạt mục tiêu cắt giảm 8% lượng phát thải khí nhà kính ở Việt nam vào năm 2030 như Việt Nam đã cam kết tại COP21.
Một trong các giải pháp quan trọng nhất để thực hiện cam kết của Chính phủ Việt Nam về cắt giảm phát thải khí nhà kính, chống biến đổi khí hậu, là phát triển ứng dụng các nguồn và công nghệ năng lượng tái tạo. Bài viết này đã ước tính công suất và lộ trình phát triển các nguồn điện NLTT để đạt  mục tiêu cắt giảm 8% lượng phát thải khí nhà kính ở Việt nam vào năm 2030 như Việt Nam đã cam kết tại COP21.
1. Cam kết giảm phát thải khí nhà kính của Việt nam tại COP21
Như đã biết, tại Hội nghị thượng đỉnh của Liên hợp quốc về biến đối khí hậu lần thứ 21 (COP21) tại Paris, Pháp, tháng 12 năm 2015, Chính phủ Việt Nam đã cam kết với cộng đồng quốc tế là, vào năm 2030 Việt nam sẽ cắt  giảm 8% tổng lượng phát thải khí nhà kính (PTKNK) đối với kịch bản phát triển cơ sở (dưới đây sẽ gọi là kịch bản cơ sở) và có thể giảm đến 25% tổng lượng PTKNK nếu nhận được hỗ trợ hiệu quả từ cộng đồng quốc tế (gọi là kịch bản cao).
Dưới đây, trên cơ sở số liệu về PTKNK trong “Báo cáo kiểm kê quốc gia KNK của Việt Nam năm 2014” do Bộ Tài Nguyên và Môi Trường công bố vào năm 2018, sẽ ước tính lộ trình phát triển các nguồn điện năng lượng tái tạo (NLTT) ở Việt Nam đến năm 2030 đối với các kịch bản cơ sở về cắt giảm PTKNK. 
2. Qui trình ước tính
Qui trình ước tính lộ trình phát triển các nguồn điện NLTT được cho trên hình 1.
3. Các kết quả
3.1. Lượng PTKNK cần cắt giảm
Theo “Báo cáo kiểm kê quốc gia KNK của Việt Nam năm 2014” tổng lượng PTKNK và lượng PTKNK của lĩnh vực năng lượng (LVNL) năm 2014 và dự báo đến các năm 2020, 2025 và 2030 được cho trên bảng 1.
Bảng 1. Tổng PTKNK và PTKNK lĩnh vực năng lượng năm 2014 và 
dự báo đến năm 2020, 2025 và 2030 
Bảng 1 cho thấy, lượng PTKNK đối với LVNL chiếm tỷ lệ cao rất cao. Cụ thể là: năm 2014 chiếm 60,4% và dự báo sẽ tăng lên lần lượt đến 63,4%; 64,3% và 72,4% vào các năm 2020, 2025 và 2030. 
Hình 1. Qui trình ước tính công suất đặt các nguồn điện NLTT từ yêu cầu về
cắt giảm phát thải khí nhà kính mà Việt Nam đã cam kết tại COP21


3.2 Lượng PTKNK LVNL cần cắt giảm
Với kịch bản cơ sở, Việt Nam cam kết cắt giảm 8% tổng lượng PTKNK đến năm 2030. Tuy nhiên, việc cắt giảm PTKNK cần có lộ trình thích hợp. Trong bài viết này chúng tôi kiến nghị lộ trình cắt giảm PTKNK đối với kịch bản cơ sở như sau: 3% năm 2020; 5% năm 2025 và 8% năm 2030.
Kết quả lượng PTKNK phải cắt giảm theo lộ trình được kiến nghị cho trong bảng 2.
Bảng 2. Lượng PTKNK cần cắt giảm đến năm 2030 theo kịch bản cơ sở
3.3 Xác định Hệ số phát thải ngành điện Việt Nam
Hệ số phát thải khí nhà kính (HSPT) là lượng KNK (tính theo kg khí CO2 tương đương) khi sản xuất 1 kWh năng lượng. Đơn vị của HSPT thường là kgCO2/kWh.
Đối với ngành sản xuất điện, HSPT phụ thuộc vào loại nhiên liệu sản xuất và cơ cấu nguồn điện của ngành. Bảng 3 cho HSPT đối với các loại nhiên liệu sử dụng cho phát điện. Như ta thấy, các nguồn NLTT như NL mặt trời, NL gió, thủy năng, v.v… có HSPT bằng 0. Do vậy mà các nguồn NLTT được gọi là các nguồn năng lượng sạch.
Bảng 3. HSPT đối với các nhiên liệu sản xuất điện. Đơn vị: kgCO2 tđ/kWh
(nguồn: https://www.iea.org/media/training/vietnam2015/VN_CO2Exercises.xls)
Đối với Việt nam, cơ cấu phát điện giai đoạn đến năm 2030 được xác định trong Qui hoạch phát triển điện theo Quyết Định số 428/QĐ-TTg, ngày 18/3/2016 (dưới đây sẽ gọi là QHĐ VII) và được tóm tắt trong bảng 4. Ta thấy, các nguồn nhiệt điện than và khí, là các nguồn gây ra PTKNK, có tỷ trọng rất cao. Cụ thể là, năm 2020 tỷ trọng là 65,9%; năm 2025: 74,1% và năm 2030 là 70%.  
Từ sản lượng nhiệt điện than và khí, với HSPT cho trong bảng 3, có thể tính được lượng PTKNK đối với các năm và HSPT trọng số thống kê của ngành sản xuất điện. Kết quả được cho trong bảng 5, trong đó cần chú ý rằng HSPT trọng số trung bình của ngành điện Việt nam là 0,784 kgCO2/kWh và được tính theo biểu thức sau:

Bảng 4. Dự báo phát triển điện và cơ cấu sản lượng điện đến năm 2030; Đơn vị: tỷ kWh

Bảng 5. Lượng PTKNK và HSPT trong sản xuất điện ở Việt nam đến 2030

 3.4 Xác định lượng điện năng hóa thạch gây ra PTKNK cần cắt giảm
Trong bảng 2 đã cho lượng PTKNK của LVNL cần phải cắt giảm trong các năm 2020, 2025 và 2030. Với HSPT trọng số trung bình đã tính (0,784 kgCO2/kWh) sẽ tính được lượng điện năng gây ra PTKNK cần phải cắt giảm.
Kết quả tính lượng điện năng gây ra PTKNK cần phải thay thế bằng các nguồn điện NLTT được cho trên bảng 6.
3.5 Ước tính công suất các nguồn điện NLTT cần lắp đặt
Như thấy trên bảng 6, sàn lượng điện các nguồn điện NLTT cần phải thay thế trong các năm 2020, 2025 và 2030 lần lượt là 9,566; 24,042 và 57,110 tỷ kWh.
Ở Việt nam, các nguồn điện NLTT có tiềm năng phát triển tốt gồm điện mặt trời, điện gió và điện sinh khối và thủy điện nhỏ. Các nguồn điện này cần sản xuất tổng lượng điện năng đã nói trên.
Với điều kiện tự nhiên, xã hội ở Việt nam có xem xét đến thực tế phát triển các nguồn điện NLTT trong các năm gần đây, chúng tôi đề xuất tỷ phần tham gia phát điện của các nguồn điện NLTT (các dòng 1.1; 2.1 và 3.1, bảng 7) và Hệ số công suất các loại nguồn (các dòng 1.3; 2.3 và 3.3, bảng 7). Kết quả ước tính công suất các loại nguồn điện NLTT cần phải lắp đặt đến năm 2030 cũng được cho trên bảng 7 (các dòng 1.4; 2.4 và 3.4).
Bảng 6. Ước tính lượng điện năng các nguồn điện NLTT cần được phát triển

Bảng 7. Ước tính công suất đặt các nguồn điện NLTT đến năm 2030 để đáp ứng cắt giảm 8% PTKNK trong lĩnh vực năng lượng
4. Kết luận
Để kết luận hãy so sánh kết quả ước tính và các chỉ tiêu theo QHĐ VII nhờ các hình 2 và 3. Như ta thấy, để cắt giảm 8% PTKNK vào năm 2030 thì tốc độ phát triển các nguồn điện NLTT phải cao hơn các chỉ tiêu đã xác định trong QHĐ VII, đặc biệt là đối với nguồn điện mặt trời.


Hình 2. So sánh lộ trình phát triển nguồn điện mặt trời ước tính theo mục tiêu cắt giảm 8% PTKNK vào năm 2030 và chỉ tiêu theo QHĐ VII


Hình 3. So sánh lộ trình phát triển nguồn điện gió ước tính theo mục tiêu cắt giảm 8% PTKNK vào năm 2030 và chỉ tiêu theo QHĐ VII


PGS.TS Đặng Đình Thống
Hội KHCN Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Việt Nam  (VECEA)